1. Thế nào là giao dịch liên kết? Theo Khoản 2 Điều 5 Nghị định
132/2020/NĐ-CP quy định về Giao dịch liên kết. Công ty Vay mượn tiền Giám đốc là
chủ doanh nghiệp là giao dịch liên kết.
=> Xử lý: Làm hợp đồng vay tiền giám
đốc 2 năm. Lãi suất 8%/năm. Điều kiện: Trả nợ vay + lãi vay cùng lúc khi hết hạn
hợp đồng. Làm phụ lục giao dịch liên kết Mẫu số 01 kèm theo Quyết toán thuế
TNDN số 03/TNDN năm 2020.
Hồ sơ chứng
từ cần có:
- Hợp đồng vay tiền.
- Chứng từ thanh toán.
- Chứng từ khấu trừ thuế TNCN
2. Thuế TNCN trong giao dịch liên kết.
Đến thời hạn
hợp đồng làm biên bản thanh lý hợp đồng và trả cả vốn + lãi cho Giám đốc. Lúc
đó sẽ làm bút toán Trích 5% thuế TNCN của lãi vay tại thời điểm trả lãi.
Cá nhân
cho vay tiền mà thu tiền lãi thì Tiền lãi cho vay là khoản thu nhập chịu thuế
TNCN (Đây là khoản thu nhập từ đầu tư vốn).
Cách tính
thuế TNCN từ tiền lãi cho vay: Số thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế (Tiền
lãi) x 5%
- Điều 10 Thông tư 111/2013/TT-BTC :
"Thời điểm xác định thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ đầu tư vốn là thời điểm
tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho người nộp thuế."
-
Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC:
"Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế
d) Thu nhập từ đầu tư vốn
- Tổ chức,cá nhân trả thu nhập từ đầu
tư vốn theo hướng dẫn tại Khoản 3 điều 2 Thông tư 111 có trách nhiệm khấu trừ
thuế TNCN trước khi chi trả thu nhập cho cá nhân trừ trường hợp cá nhân tự khai
thuế theo hướng dẫn tại khoản 9, Điều 26 thông tư này."
=> Xử lý: Khấu trừ 5% thuế TNCN của
Giám đốc khi trả tiền lãi vay cho Giám đốc và kê khai vào tờ khai khấu trừ thuế
TNCN mẫu 06/TNCN.
3. Chi phí lãi vay được trừ trong
giao dịch liên kết:
Căn cứ theo Khoản 3
Điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP:
"3. Tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu
nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên
kết:
a) Tổng chi phí lãi vay
sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế
được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá
30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi
vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí
khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;
b) Phần chi phí lãi vay
không được trừ theo quy định tại điểm a khoản này được chuyển sang kỳ tính thuế
tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi
phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định
tại điểm a khoản này. Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá
05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ;
c) Quy định tại điểm a
khoản này không áp dụng với các khoản vay của người nộp thuế là tổ chức tín
dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng; tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật Kinh
doanh bảo hiểm; các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu
đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho
các doanh nghiệp vay lại; các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
(chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững); các khoản vay đầu tư
chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở
tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên, nhà ở xã hội và dự án phúc lợi công
cộng khác);
d) Người nộp thuế kê khai
tỷ lệ chi phí lãi vay trong kỳ tính thuế theo Phụ lục I
ban hành kèm theo Nghị định này"
Kết luận: Tổng chi
phí lãi vay được trừ đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết là = 30% x
[Tổng lợi nhuận thuần + (chi phí lãi vay – lãi tiền gửi và lãi cho vay) + chi
phí khấu hao].
P/s: Nếu vượt quá 30% nêu trên thì phần chi
phí lãi vay vượt đó sẽ không được trừ khi tính thuế TNDN.