Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

Phân tích sự giống và khác nhau giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị

        Hi. Một buổi tối mát mẻ. Mình vừa học bài xong. Kỳ này mình học toàn môn chuyên ngành : Kế toán tài chính, kế toán quản trị, kế toán hành chính sự nghiệp, kế toán thuế, phân tích tài chính . Ai không học hiểu là dễ bị nhầm lẫn lắm. Thế nên đầu tiên chúng ta cần hiểu rõ mối quan hệ giữa kế toán quản trị và kế toán tài chính. Sau bài học mình liền tổng kết lại sự giống nhau và khác nhau giữa 2 môn trên. Các bạn đọc xem mình còn thiếu gì và bổ sung thêm vào cho hoàn thiện nhé :

1. Giống nhau :
- Cả 2 loại đều có mối quan hệ với thông tin kế toán, số liệu. Các số liệu của kế toán tài chính và kế toán quản trị đều xuất phát từ chứng từ gốc. Chứng từ bao gồm: Phiếu thu chi, hóa đơn, biên bản giao nhận, biên bản đánh giá, Phiếu xuất, nhập kho, Bảng phân bổ tiền lương v...v.
- Cả 2 loại đều phản ánh kết quả hoạt động của Doanh nghiệp, đều quan tâm đến doanh thu, chi phí, sự vận động của tài sản, nguồn vốn.

2. Khác nhau:


Tiêu chí
Kế toán tài chính
Kế toán quản trị
1. Đối tượng cung cấp thông tin.
Bên ngoài doanh nghiệp (cổ đông, chủ nợ, cơ quan Nhà nước)
Bên trong doanh nghiệp ( Nhà Quản trị)
2. Nội dung thông tin
Thông tin xảy ra trong quá khứ

Quá khứ và tương lai

3. Đặc điểm thông tin

-Nhấn mạnh tính khách quan, chuẩn xác.
- Tuân thủ theo nguyên tắc và chuẩn mực kế toán

- Nhấn mạnh tính phù hợp, kịp thời.
- Không cần tuân theo nguyên tắc và chuẩn mực kế toán.
4. Phạm vi cung cấp thông tin
Toàn doanh nghiệp
Từng bộ phận
5. Mẫu biểu báo cáo
Bắt buộc theo luật định

Linh hoạt theo yêu cầu của nhà quản trị
6. Kỳ báo cáo
Bắt buộc theo luật định

Linh hoạt theo yêu cẩu của nhà quản trị

Chúc cả nhà có 1 buổi tối vui vẻ :)

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2012

TÌM HIỂU VỀ KẾ TOÁN

KẾ TOÁN LÀ GÌ ?

1. Khái niệmKế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động. Để cung cấp thông tin về kinh tế tài chính thực sự hữu dụng về một doanh nghiệp, cần có một số công cụ theo dõi những hoạt động kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp, trên cơ sở đó tổng hợp các kết quả thành các bản báo cáo kế toán. Những phương pháp mà một doanh nghiệp sử dụng để ghi chép và tổng hợp thành các báo cáo kế toán định kỳ tạo thành hệ thống kế toán.


2. Chức năng của hệ thống kế toán :
- Quan sát, thu nhận và ghi chép một cách có hệ thống hoạt động kinh doanh hàng ngày các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các sự kiện kinh tế khác.
- Phân loại các nghiệp vụ và sự kiện kinh tế thành các nhóm và các loại khác nhau, việc phân loại này có tác dụng giảm được khối lượng lớn các chi tiết thành dạng cô đọng và hữu dụng.
- Tổng hợp các thông tin đã phân loại thành các báo cáo kế toán đáp ứng yêu cầu của người ra các quyết định.

Ngoài ra, quá trình kế toán còn bao gồm các thao tác như việc truyền đạt thông tin đến những đối tượng quan tâm và giải thích các thông tin kế toán cần thiết cho việc ra các quyết định kinh doanh riêng biệt.

Lưu ý: Thuật ngữ "nghiệp vụ" chỉ một hành động đã hoàn thành chứ không phải một hành động dự kiến hoặc có thể xảy ra trong tương lai.

3. Phân loại kế toán trong doanh nghiệp :
- Theo cách thức ghi chép:
+ Kế toán đơn
+ Kế toán kép
+ Theo phần hành
+ Kế toán tài sản cố định
+ Kế toán vật liệu
+ Kế toán vốn bằng tiền
+ Kế toán thanh toán
+ Kế toán chi phí và giá thành
+ Kế toán bán hàng
- Theo chức năng cung cấp thông tin (đây là cách phân loại được sử dụng rộng rãi, phổ biến bởi vì mục đích của kế toán là cung cấp thông tin cho các đối tượng quan tâm, mà có rất nhiều đối tượng mỗi đối tượng lại quan tâm đến doanh nghiệp với một mục tiêu khác nhau):
+ Kế toán tổng hợp
+ Kế toán tài chính
+ Kế toán quản trị
+ Kế toán thuế

Nguồn: http://ketoankosy.com/detail/ke-toan-la-gi.html